Khái niệm về chậu rửa lắp âm hiện nay vẫn còn rất mới lại và khiến nhiều khách hàng bỡ ngỡ. Không ít người tò mò về hình dáng của chiếc chậu rửa lắp âm và cách thức lắp của nó. Trong bài viết này mình sẽ đưa thêm một số thông tin về các cách lắp chậu rửa âm trong tủ bếp gia đình. Bài viết này dành cho những ai quan tâm và có thể áp dụng cho căn bếp thân yêu của chính mình.
Chúng ta sẽ có ba cách lắp đặt chậu rửa cơ bản:
Lắp nổi
Để phân biệt chậu rửa lắp âm hay lắp nổi, chúng ta có thể xác định dựa trên viền của chậu rửa. Với cách thức lắp nổi, viền của chậu sẽ nhô lên khỏi mặt đá hay nói cách khác là ta sẽ thấy một lớp gờ giữa mặt đá và chậu. Có nhiều người lầm tưởng sau khi cắt đá, chúng ta lắp đặt chậu rửa luôn gọi là lắp âm nhưng đây là một nhận định sai lầm. Với việc lắp chậu rửa âm hay nổi, chúng ta cần để ý tới phần viền của chậu có nhô lên khỏi mặt đá hay không.
Ưu điểm của việc lắp chậu nổi:
Đây là kiểu lắp truyền thống và bắp gặp thường xuyên trong căn bếp của gia đình
Lắp nổi có tính thi công dễ dàng, việc lắp đặt nhanh chóng. Việc lắp nổi còn có lợi ích lớn cho việc thay chậu mới nếu sau này chủ căn nhà có nhu cầu. Khi thay, chúng ta chỉ việc cắt keo và nhấc chậu cũ ra khỏi đá và đặt chậu mới xuống.
Nhược điểm của việc lắp đặt chậu nổi
Khi lắp đặt chậu nổi sẽ tạo ra phần gờ phân cách khiến chậu nhô cao hơn. Trong quá trình nấu ăn hoặc rửa bát đĩa, nước bị chảy ra ngoài và rất khó để chảy xuống chậu. Điều này khiến cho việc vệ sinh trở nên khó khăn. Một số chậu được làm bằng đá sẽ tạo ra mép gờ rất dày, có thể lên đến 1 cm.
Lắp âm
Nếu việc lắp nổi sẽ tạo viền chậu cao hơn đá thì với việc lắp âm sẽ ngược lại. Viền của chậu rửa hoàn toàn sẽ nằm dưới mặt đá. Khi thi công lắp đặt chậu lắp âm, chúng ta cần có sự phối hợp giữa thợ tủ và thợ lắp chậu. Chậu cần được gác lên thành tủ rồi sau đó mặt đặt các phiến đá lên trên.
Khác với lắp nổi khi phiến đá là phần chịu lực chính thì trong lắp âm thành chậu mới là phần chịu lực. Người thợ tủ khi lắp đặt sẽ phải làm một khung tủ sao cho vừa văn với chậu để thuận tiện cho việc đặt chậu lên phía trên một cách chắc chắn. Sau đó chúng ta mới đặt tấm đá lên và xử lý phần keo dính. Đặc biệt với chậu lắp âm, phần vòi nước phải được lắp ở phần đá, không thể lắp tại phần chậu được.
Ưu điểm
Chậu lắp âm sẽ đem lại độ thẩm mỹ cao, tạo cho căn bếp vẻ hiện đại và sang trọng
Thuận tiện trong quá trình vệ sinh, rửa bát đĩa. Khi nước bị văng lên các thành đá, bạn không cần phải lấy khăn lấy khăn lau khô như phần lắp nổi và dễ dàng gạt phần nước xuống dưới chậu.
Nhược điểm
Lắp âm sẽ khiến việc thay thế chậu sau này trở nên khó khăn khi chậu bị hưng hỏng hoặc muốn lắp đặt chậu mới hiện đại, đẹp hơn. Khi thay thế, thợ cần phải gỡ toàn bộ mặt đá lên, sau đó gỡ chậu ra rồi mới thay thế chậu mới được. Việc thi công như vậy sẽ rất phức tạp và đòi hỏi mất nhiều thời gian.
Đối với các gia đình đã thi công phần đá xong thì việc lắp chậu âm gần như là không thể. Quy trình lắp âm bắt buộc cần lắp chậu trước rồi mới lắp đá lên sau.
Lắp bán âm
Với kiểu lắp bán âm, thợ thi công sẽ cần cắt tấm đá lõm xuống một phần bằng với độ dày của viền chậu. Giả sử viền của chậu dày 3mm thì canh đá sẽ được mài vát xuống 3mm, Khi đó viền chậu sẽ bằng với mặt đá và tạo với mặt đá một mặt phẳng
Ưu điểm:
- Tạo độ thẩm mỹ cao giống như cách lắp âm
- Dễ dàng vệ sinh khi rửa bát đĩa
Nhược điểm
Việc làm bán âm sẽ làm cho bàn đá bị yếu đi do đã bị một phần đáng kể. Đối với loại đá tốt thì sẽ không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên với các loại đá kém chất lượng hoặc đá giòn như đá trắng sứ thì sức chịu đựng của đá sẽ bị yếu đi. Điều này dễ khiến bàn đá lâu ngày sẽ bị rạn nứt và gây rò rỉ nước.
Như vậy chúng ta sẽ có ba cách lắp chậu, lắp nổi, lắp âm và lắp bán âm. Mỗi cách lắp sẽ có cách ưu và nhược điểm khác nhau. Nếu các bạn còn có các thắc mắc hoặc muốn chúng tôi tư vấn thêm vui lòng liên hệ https://tubephp.com/